Các chuyên gia đề xuất nên giữ nguyên lãi suất 0% với tiền gửi bằng đồng USD. Đồng thời, Việt Nam nên kiên định chuyển từ huy động – cho vay ngoại tệ sang mua – bán ngoại tệ, từ đó nâng cao vị thế của VND.
Trong bối cảnh kinh tế giảm mạnh, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giảm từ 11,06% năm 2014 xuống khoảng 6,05% tính đến tháng 6/2024; tín dụng ngoại tệ trên tổng tín dụng có xu hướng giảm… Theo báo cáo của VBSC, lãi suất huy động có thể tăng trở lại, với mức tăng khoảng 50 0 100 điểm cho cả năm 2024.
Trong khi đó, lãi suất cho vay trung bình được kỳ vọng đi ngang; tuy nhiên, có sự phân hóa giữa các ngành nghề trong bối cảnh NHNN tiếp tục chủ trương hỗ trợ các chủ thể trong nền kinh tế. Đáng chú ý, đang có những đề xuất về việc giữ nguyên lãi suất 0% với tiền gửi bằng đồng USD. Cụ thể, theo NHNN, việc áp dụng chính sách lãi suất 0% với tiền gửi USD đã khiến tỷ lệ ‘đô la hóa’ trong nền kinh tế giảm mạnh.
Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giảm từ mức 11,06% năm 2014 xuống khoảng 6,05% tính đến tháng 6/2024. Vì vậy, các chuyên gia đề xuất, nên giữ nguyên lãi suất 0% với tiền gửi bằng đồng USD. Đồng thời, Việt Nam nên kiên định chuyển từ huy động – cho vay ngoại tệ sang mua – bán ngoại tệ, từ đó nâng cao vị thế của VND.
Cũng liên quan đến ngoại tệ, kiều hối chuyển về TP HCM trong nửa đầu năm 2024 tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ, trong khi năm ngoái đã ghi nhận mức cao kỷ lục. Cụ thể, kiều hối chuyển về trên địa bàn thành phố hiện đạt gần 5,2 tỉ USD, bằng hơn 1 nửa so với cả năm 2023 và tăng gần 20% so với cùng kỳ. Trung bình mỗi tháng có khoảng 860 triệu USD kiều hối chuyển về TP.HCM.
Nguồn: Vov.vn